Công điện về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong kỳ nghỉ Lễ giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ 30/4, 01/5 năm 2023

Thứ tư - 19/04/2023 10:41 445 0
CÔNG ĐIỆN
Về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong kỳ nghỉ Lễ giỗ
Tổ Hùng Vương, Lễ 30/4, 01/5 năm 2023

Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam điện:
  - Các Khu Quản lý đường bộ I, II, III, IV;
- Các Sở Giao thông vận tải và Sở GTVT – XD Lào Cai;
- Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ;
- Các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ GTVT;
- Các Ban Quản lý dự án thuộc Cục ĐBVN;
- Các Doanh nghiệp/Nhà đầu tư dự án xây dựng, kinh doanh khai thác đường quốc lộ, đường cao tốc theo hình thức PPP (Doanh nghiệp dự án PPP);
- Tổng Công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC);
- Công ty TNHH Thu phí Tự động VETC;
- Công ty CP Giao thông số Việt Nam (VDTC).

Thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT tại Công văn số 3567/BGTVT-VT ngày 12/4/2023, để bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân trong dịp trong kỳ nghỉ Lễ giỗ tổ Hùng Vương, nghỉ Lễ 30/4 và 01/5/2023 (từ ngày 29/4 đến hết ngày 03/5 năm 2023) được an toàn, thông suốt, kịp thời chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, khắc phục các tình huống giao thông trên hệ thống quốc lộ, Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị các đơn vị nêu trên, theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị mình tổ chức thực hiện những nội dung sau:
1. Tăng cường các giải pháp nhằm bảo đảm giao thông đường bộ được an toàn, thông suốt, trong đó chú trọng các nhiệm vụ sau:
1.1. Thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống quốc lộ theo tiêu chuẩn, tiêu chí quy định, trong đó:
- Kịp thời sửa chữa nền, mặt và lề đường, bảo đảm không để mặt đường có ổ gà, vỡ hỏng, sình lún, hằn lún sâu ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ; vệ sinh mặt đường, lề đường, mặt cầu, cống, v.v…
- Bảo dưỡng, vệ sinh bề mặt cọc tiêu, biển báo hiệu đường bộ, các vị trí lắp đặt mắt phản quang, đinh phản quang để phát huy tác dụng của hệ thống báo hiệu đường bộ; kịp thời sửa chữa hư hỏng và bổ sung các vị trí còn thiếu để tăng cường an toàn giao thông trên tuyến.
- Duy tu, bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng, bảo đảm hệ thống chiếu sáng hoạt động bình thường;
- Tổ chức phát quang cây cối, chướng ngại vật che khuất, hạn chế tầm nhìn;
- Kiểm tra đánh giá khả năng làm việc của cầu, chú trọng đến cầu yếu, cầu đã xuất hiện hư hỏng, xuống cấp, cầu đã khai thác trên 10 năm; kiểm tra sự làm việc của các hệ thống thiết bị phục vụ vận hành cầu, nhất là cầu dây văng, sửa chữa khắc phục nếu có hiện tượng mất an toàn;
- Tăng cường kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên đối với các công trình tường chắn, công trình phòng hộ, đường cứu nạn để nâng cao hiệu quả bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
Trong quá trình thực hiện cần có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông và cán bộ, công nhân, người lao động làm công tác quản lý, bảo trì: Trang bị đầu đủ quần áo, thiết bị bảo hộ lao động cho cán bộ, người lao động, tổ chức phân làn, bố trí biển báo hiệu, đèn cảnh báo, v.v….
1.2. Kiểm tra tình hình hoạt động các bến phà, cầu phao, hầm, các thiết bị, bảo đảm việc vận hành, khai thác được ổn định, an toàn;
1.3. Yêu cầu các chủ dự án xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải kịp thời hoàn trả mặt đường, các bộ phận công trình đường bộ bảo đảm chất lượng. Hoàn thành việc xây dựng hoặc tạm dừng thi công trong thời kỳ nghỉ Lễ.
1.4. Triển khai công tác bảo đảm trật tự ATGT tại các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ, các dự án sửa chữa, bảo trì đường bộ, cụ thể:
- Tổ chức thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng để sớm hoàn thành dự án đưa vào khai thác, sử dụng để góp phần bảo đảm giao thông đường bộ được an toàn, thông suốt;
- Tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa, tổ chức giao thông hợp lý bảo đảm phần đường dành cho người, phương tiện tham gia giao thông khu vực triển khai dự án được an toàn, thông suốt;
- Yêu cầu các Nhà thầu thi công phải có kế hoạch bố trí cán bộ, nhân viên, người lao động trực, gác hướng dẫn, điều tiết giao thông trong trường hợp cần thiết. Công khai công bố số điện thoại cán bộ trực tại phạm vi công trường.
- Đối với các dự án sửa chữa trên quốc lộ, đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý của Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Khu QLĐB, Sở GTVT, Ban QLDA thuộc Cục, Nhà đầu tư BOT phải dừng thi công trước và trở lại thi công sau ngày nghỉ Lễ (các đơn vị chủ động sắp xếp công việc nội nghiệp cho phù hợp). Trừ trường hợp xử lý cấp bách, khắc phục hậu quả thiên tai và một số trường hợp đặc biệt khác cần triển khai thi công để bảo đảm giao thông, theo chương trình phát động thi đua, v.v…, nhưng phải có biện pháp tổ chức, bảo đảm giao thông hợp lý, theo quy định, tránh ùn tắc giao thông.
1.5. Các công việc khác:
a) Tăng cường công tác tuần đường, tuần kiểm đường bộ và thực hiện các nội dung khác theo quy định của Thông tư số 04/2019/TT-BGTVT quy định về công tác tuần đường, tuần kiểm đường bộ.
b) Các Khu QLĐB, Sở GTVT, Chủ đầu tư thực hiện:
- Kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị thi công xây dựng trên đường đang khai thác không thực hiện đầy đủ các quy định để bảo đảm an toàn giao thông (không bố trí đầy đủ nhân lực,biển báo hiệu, rào chắn, đèn cảnh báo, v.v…); xử lý tổ chức, cá nhân vi phm kết cu h tng giao thông đường bộ, đặc bit các vi phm ln chiếm lòng, l đường như: Xây dng lu quán, ki t bán hàng, dng rp để vt tư, hàng hóa trong phm vi lòng, l đường, taluy; đấu ni trái phép;
- Có kế hoạch làm việc với các Nhà đầu tư BOT đường bộ, Nhà đầu tư BOO dự án thu phí điện tử không dừng, VEC để thống nhất các nội dung đề nghị tại Công điện này và các nội dung liên quan khác để bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.
2. Triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác tổ chức quản lý hoạt động  vận tải đường bộ
2.1. Đối với đơn vị kinh doanh vận tải
- Xây dựng  kế hoạch và triển khai thực hiện bố trí đủ số lượng phương tiện để phục vụ nhu cầu vận chuyển khách; xây dựng phương án tăng cường, dự phòng phương tiện và công tác đảm bảo an toàn giao thông để đáp ứng nhu cầu vận chuyển; bảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt của phương tiện, tuyệt đối không đưa phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật ra hoạt động kinh doanh vận tải; quán triệt, phổ biến cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe thực hiện đúng quy định về thời gian lái xe liên tục và thời gian lái xe trong ngày, tuyệt đối không điều khiển phương tiện khi có nồng độ cồn trong máu và hơi thở; theo dõi và duy trì tình hoạt động, truyền dẫn đầy đủ, chính xác, kịp thời dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với các phương tiện thuộc đối tượng phải lắp), thường xuyên có báo cáo các trường hợp vi phạm và công tác xử lý vi phạm theo đúng quy định.
- Thực hiện các biện pháp bình ổn giá cước vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan. Có các hình thức ưu tiên, ưu đãi tốt nhất cho những người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, khuyết tật như: giá vé, chỗ ngồi, giờ xuất bến, về bến và các dịch vụ khác kèm theo;
2.2. Đối với bến xe khách
- Thành lập Ban chỉ đạo phục vụ vận chuyển hành khách; xây dựng và thực hiên kế hoạch tổng thể công tác phục vụ vận tải khách trong kỳ nghỉ Lễ tại địa phương; có kế hoạch huy động phương tiện chuyển tải khách trong trường hợp có xe bị hư hỏng hoặc bị xử lý vì chở quá số khách quy định;
- Bố trí nhân lực, trang thiết bị để hướng dẫn, hỗ trợ người dân tại bến xe; trong đó chú trọng trong công tác bán vé và sử dụng các dịch vụ khác tại bến; triển khai các hình thức bán vé, niêm yết giá vé công khai, tạo thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua vé, đồng thời có biện pháp phòng, chống việc đầu cơ, buôn bán vé, không để tình trạng tăng giá vé trái quy định;
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình trạng kỹ thuật của phương tiện trước khi xuất bến, kiên quyết không cho các phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật xuất bến theo quy định;
- Thc hiện việc chỉnh trang bến bãi, vệ sinh môi trường như: mặt bằng thoáng mát khi thời tiết năng nóng, có đủ chỗ để chờ hoặc nghỉ ngơi, đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ, an toàn; yêu cầu các quầy dịch vụ trong bến cam kết không tăng giá dịch vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và người dân về các chủ trương, kế hoạch phục vụ và đồng thời cảnh báo, khuyến cáo những hành vi vi phạm nếu có sẽ được xử lý nghiêm; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng (Thanh tra giao thông Cảnh sát giao thông và lực lượng công an khác) có phương án đảm bảo an toàn, an ninh trật tự.
2.3. Tăng cường công tác phối hợp, tuyên truyền công tác đảm bảo ATGT trong lĩnh vực vận tải
- Chỉ đạo các Phòng Vận tải, Thanh tra Sở và các phòng chức năng khác thuộc Sở phối hợp với các lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an trật tự, cơ quan tài chính địa phương, kiểm dịch an toàn thực phẩm, kiểm dịch thú y để có phương án triển khai, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để kịp thời xử lý khi có tình huống đột xuất xảy ra, đảm bảo cho người dân đi lại thuận lợi; tăng cường kiểm tra đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp lái xe, chủ xe ôtô chở khách, ôtô chở hàng hóa vi phạm các quy định về vận tải hàng hoá, hành khách;
- Chủ động khai thác, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, camera lắp đặt trên xe kinh doanh vận tải để cảnh báo và xử lý theo quy định đối với các hành vi vi phạm;
- Tổ chức điều hành, tăng cường các biện pháp quản lý giao thông trong đô thị, tại địa phương bằng các phương tiện giao thông công cộng như: xe buýt, xe taxi, xe ôm .v.v… đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người dân đi lại;
- Phổ biến, quán triệt đến các doanh nghiệp vận tải, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về tăng cường công tác phòng, chống khủng bố, gian lận thương mại, buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, hàng nguy hiểm, v.v… trên các phương tiện của đơn vị.
3. Công tác phòng, chống dịch bệnh
- Thực hiện nghiêm những chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh; phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn hoặc Cục Y tế GTVT kiểm tra, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và Sở Y tế địa phương.
4. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân và người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, tuân thủ hiệu lệnh và hướng dẫn của lực lượng chức năng; nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau khi tham gia giao thông; chủ động tham gia giao thông an toàn và thực hiện “Đã uống rượu, bia - không lái xe”; không phóng nhanh, vượt ẩu; không chở quá số người quy định; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện.
5. Tổ chức trực số điện thoại đường dây nóng, trực bảo đảm an toàn giao thông và thực hiện báo cáo:
- Các Khu Quản lý đường bộ, các Sở GTVT, các Nhà đầu tư BOT đường bộ, VEC và các đơn vị chức năng thuộc Sở GTVT công bố công khai số điện thoại đường dây nóng của đơn vị mình và Nhà thầu đang thi công dự án, bến xe, các đơn vị có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp nhận và kịp thời xử lý các thông tin nhằm bảo đảm an toàn giao thông, nâng cao chất lượng vận tải, phục vụ người dân tốt nhất.
- Lập danh sách và phân công lãnh đạo, cán bộ trực trong kỳ nghỉ Lễ, trong đó có đủ các thông tin: Họ và tên, chức vụ, ngày trực, địa chỉ email, số điện thoại,
để tiện trong trao đổi thông tin và phối hợp giải quyết công việc (có mẫu theo phụ lục đính kèm).

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
Lưu ý:
- Danh sách trực và báo cáo gửi về Cục Đường bộ Việt Nam (gửi file điện tử báo cáo, danh sách trực qua ứng dụng zalo về zalo số điện thoại 0918.298.898);
- Khi cần thiết liên hệ tới Cục Đường bộ Việt Nam qua đường dây nóng: 1900.599.870. Các s máy l và lĩnh vc gii quyết như sau:
- An toàn giao thông, phòng chng thiên tai và kim soát ti trng xe:
(Phòng Qun lý, bo trì kết cu h tng giao thông): Máy l s 1;
- Hot động vn ti, cp đổi giy phép lái xe:
(Phòng Qun lý vn ti, phương tin và người lái): Máy l s 2;
- Qun lý, bo trì đường b các tnh, thành ph khu vc Bc b và đồng bng sông Hng: Liên hệ Khu Quản lý đường bộ I: Máy l s 3;
- Qun lý, bo trì đường b các tnh khu vc Bc Trung b: Liên hệ Khu Quản lý đường bộ II: Máy l s 4;
- Qun lý, bo trì đường b các tnh, thành ph khu vc Nam Trung b và Tây Nguyên: Liên hệ Khu Quản lý đường bộ III: Máy l s 5;
- Qun lý, bo trì đường b các tnh, thành ph khu vc Nam b: Liên hệ Khu Quản lý đường bộ IV: Máy l s 6.
6. Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị
a) Ban Quản lý dự án của Bộ GTVT, các Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình trên đường đang khai thác thực hiện các nội dung liên quan tại Mục 1 của Công điện này.
b) Các Doanh nghiệp dự án PPP
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự tại các trạm thu phí, đặc biệt trên các tuyến giao thông trọng điểm; có biện pháp ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn; có phương án bố trí nhân lực để phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức, điều tiết giao thông khi xảy ra ùn tắc;
- Yêu cầu các Trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ có phương án tăng cường nhân viên trực gác; Phối hợp với lực lượng chức năng có phương án phân luồng, điều tiết giao thông hợp lý, khi cần thiết mở cửa trạm để xử lý ùn tắc giao thông theo quy định để hạn chế ùn tắc; giải tỏa các điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông, đặc biệt trên các cửa ngõ ra, vào Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các địa điểm du lịch lớn;
- Công ty TNHH Thu phí Tự động VETC, Công ty CP Giao thông số Việt Nam (VDTC) tăng cường kiểm tra, bảo đảm việc thu phí được ổn định, bố trí cán bộ trực 24/7, bảo đảm kịp thời xử lý các tình huống, sự cố (nếu có) tại các Trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ có bố trí hệ thống thu phí tự động không dừng do đơn vị mình quản lý vận hành.
c) Các Sở Giao thông vận tải tham mưu UBND cấp tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, UBND cấp huyện và các cơ quan có liên quan thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường địa phương, đường giao thông nông thôn và các tuyến đường được giao là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý, triển khai thực hiện./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây