1. Lịch sử hình thành, phát triển
- Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập Bộ Giao thông công chính đến nay (28.8.1945), ngành GTVT Việt Nam hình thành và phát triển, gắn liền với sự nghiệp cách mạng của đất nước với nhiều thời kỳ sôi nổi, hào hùng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Câu nói giản dị của Bác không chỉ nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của GTVT trong sự nghịêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là lời nhắc nhở nhiệm vụ đối với những người làm công tác giao thông vận tải trong quá khứ, hiện tại và tương lai sau này. Có thể nói lịch sử hình thành, phát triển và trưởng thành của mình, lớp lớp thế hệ cán bộ, công nhân, lao động ngành GTVT Việt Nam đã luôn theo lời chỉ dạy của Bác Hồ, luôn nỗ lực phấn đấu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
- Năm 1988, Sở Giao thông vận tải Tây Ninh được kiện toàn và chính thức thành lập đi vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ chia làm 03 khu vực sản xuất và một khối sự nghiệp cơ quan văn phòng Sở làm công tác tổ chức quản lý nhà nước; Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải thực hiện theo Quyết định số 28/2023/QĐ-UBND ngày 25/9/2023 của UBND tỉnh Tây Ninh về ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GTVT Tây Ninh.
- Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện có 8.280km đường bộ. Trong đó, Trung ương quản lý 154km. Địa phương quản lý 8.126km được phân cấp quản lý theo luật giao thông đường bộ. Trong đó: Quốc lộ có 03 tuyến: Đường Xuyên Á (QL.22) đoạn qua tỉnh Tây Ninh dài 28km, QL.22B và QL.22B kéo dài từ Gò Đầu đến cửa khẩu Quốc tế Xa Mát - cửa khẩu chính Chàng Riệc dài 104km, Đường Hồ Chí Minh kết nối Tây Ninh với các tỉnh Tây nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, đoạn qua tỉnh dài 21,7km, đây là các trục đường chính kết nối Tây Ninh với các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, cũng như Vùng Đông Nam Bộ; Đường bộ địa phương quản lý: Tổng chiều dài 8.126km, gồm: Đường tỉnh: dài 727km, Đường trục chính đô thị: dài 374km, đường huyện: 978km và 6.046km đường xã trở xuống.
- Hệ thống cầu đường bộ có 128 cầu ô tô trên các tuyến đường trọng yếu. Trong đó có 73 cầu nằm trên hệ thống đường tỉnh tải trọng từ 20T – 30T với tổng chiều dài 3135,68 mét và 55 cầu nằm trên hệ thống đường huyện quản lý với tổng chiều dài 1408,86 mét.
- Trên địa bàn tỉnh được công bố 139 tuyến vận tải hành khách liên tỉnh cố định từ Tây Ninh đi đến các tỉnh, thành phố và ngược lại. Trong đó, Sở GTVT đang tổ chức quản lý khai thác 78 tuyến với 10 doanh nghiệp, 03 Hợp tác xã vận tải tham gia khai thác đi đến 36 tỉnh, thành trên cả nước.
2. Vị trí, chức năng:
Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị gồm: Cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn tỉnh.
3. Về cơ cấu tổ chức, bộ máy của Sở GTVT gồm:
- Lãnh đạo Sở: Ban Giám đốc gồm 01 Phó Giám đốc phụ trách Sở và 01 Phó Giám đốc.
- Khối Văn phòng Sở GTVT gồm:
+ Văn phòng Sở;
+ Thanh tra GTVT Tây Ninh;
+ Phòng Kế hoạch - Tài chính - Quản lý hạ tầng giao thông;
+ Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái.
- Các đơn vị trực thuộc Sở gồm:
+ Cảng vụ đường thuỷ nội địa Tây Ninh.
4. Biên chế:
- Tổng số biên chế công chức được giao là 63 biên chế.
- Tổng số biên chế viên chức sự nghiệp được giao là 15 biên chế.