Quyết định phê duyệt Kế hoạch công tác thanh tra năm 2023

Thứ năm - 17/11/2022 15:59 287 0
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra;
Căn cứ Công văn số 1831/TTCP-KHTH ngày 13 tháng 10 năm 2022 của Thanh tra Chính phủ về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2023;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 141/TTr-TTr ngày 04 tháng 11 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
 Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch công tác thanh tra năm 2023 với những nội dung như sau:
1. Công tác thanh tra
Hoạt động thanh tra bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát triến kinh tế, xã hội. Tiếp tục đối mới phương pháp tiến hành thanh tra, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, bảo đảm tiến độ các cuộc thanh tra được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, ngành cấp tỉnh, tập trung vào những nội dung quan trọng, lĩnh vực dư luận xã hội quan tâm; Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của Giám đốc sở và Chủ tịch UBND cấp huyện (tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp, đơn thư tố cáo các tiêu cực, tham nhũng, dư luận có nhiều ý kiến; kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; kiểm soát tài sản thu nhập).
Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện, tập trung vào các dự án đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai (tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật); quản lý và khai thác tài nguyên, khoáng sản; việc mua bán, chuyển nhượng, mua sắm tài sản công; việc quản lý và thực hiện các chương tình mục tiêu quốc gia; tăng cường kiểm tra, thanh tra pháp luật về kinh doanh bất động sản
Chú trọng kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra; nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, đảm bảo chặt chẽ, khách quan, kịp thời và khả thi; xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật tiêu cực, tham nhũng; quan tâm kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật trên lĩnh vực được thanh tra. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19; Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Việc tiến hành thanh tra, ban hành kết luận thanh tra đúng quy định của pháp luật, đạt mục đích yêu cầu.
Tiến hành các cuộc thanh tra:
(1) Thanh tra việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng của UBND thành phố Tây Ninh trên địa bàn thành phố Tây Ninh; thời kỳ thanh tra từ năm 2015 đến năm 2022, thời gian tiến hành quý II/2023;
(2) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, nghĩa vụ tài chính và các vấn đề khác có liên quan đối với Dự án xây dựng Trung tâm dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao tổng hợp Gò Dầu của Công ty TNHH Thương mại – dịch vụ và sản xuất Đồng Nguyễn; thời kỳ thanh tra từ khi triển khai dự án cho đến nay, thời gian tiến hành quý II/2023;
(3) Thanh tra trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Biên về việc thực hiện Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng; thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/12/2022; thời gian tiến hành quý II/2023;
(4) Thanh tra trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Hòa Thành về việc thực hiện Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng; thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2022; thời gian tiến hành quý III/2023.
(Nội dung chi tiết trong danh mục các cuộc thanh tra kèm theo)
* Thanh tra theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh giao; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành thanh tra lại khi có căn cứ theo quy định.
Tăng cường đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra, tiến hành kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, thực hiện nghiêm túc việc rà soát các kết luận thanh tra kinh tế - xã hội.
2. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QĐ/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh kiến nghị của dân; Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hành chính về đất đai; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các nghị định thông tư hướng dẫn thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nghiêm túc thực hiện chế độ tiếp công dân định kỳ và đột xuất, công khai lịch tiếp công dân trên cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan; tăng cường trao đổi, phối họp giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tạo sự thống nhất trong quá trình xem xét, giải quyết, nhất là đối với những vụ việc đông người, phức tạp.
Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật, phù hợp thực tế đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở, địa phương, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85%; thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 90%; kiên quyết xử lý nghiêm đối với tập thế, cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, không bảo vệ người tốt cáo, để người tố cáo bị trả thù, trù dập; cố tình né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, kéo dài thời gian giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo để công dân khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, thực hiện không nghiêm các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 1849/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 363/KH-TTCP ngày 20/3/2019; Kế hoạch 1910/KH-TTCP ngày 29/10/2021 của Thanh tra Chính phủ về tiến hành kiếm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, qua đó giải quyết căn bản tình hình khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài nhằm góp phần ốn định chính trị, phát triến kinh tế - xã hội.
Tăng cường giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tập trung ở những địa bàn, lĩnh vực xảy ra khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, không để phát sinh “điểm nóng”.
Triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; sử dụng hiệu quả Hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về khiếu nại, tố cáo gắn với bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ để việc tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng quy định của pháp luật.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, gắn với thực hiện Cơ sở dữ liệu Quốc gia về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2021 - 2025”.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, sắp xếp, bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, kỹ năng làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác này.
3. Công tác phòng, chống tham nhũng
Triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách pháp luật về phòng chống tham nhũng, nhất là Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về sự tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, các quy định về công khai, minh bạch của Luật Phòng, chống tham nhũng; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; đồng thời thực hiện nghiêm các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành, nhằm bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu lực, hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; tiếp tục triển khai thi hành những quy định mới về kiểm soát tài sản, thu nhập, kiểm soát xung đột lợi ích, phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước, thanh tra phát hiện, xử lý tham nhũng... tập trung xử lý nghiêm, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc..
Tăng cường thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT7TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.
Tập trung thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là công tác kê khai tài sản, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện quy định về công khai, minh bạch trên các lĩnh vực, đặc biệt trong quy hoạch, sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, dự án đầu tư, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức...; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng và trong việc chuyển điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng; đổi mới hình thức, cách thức tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống tham nhũng; tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc trao đổi, cung cấp thông tin theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Luật Phòng, chống tham nhũng.
Tăng cường thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng như: đất đai, tài nguyên khoáng sản; các dự án đầu tư, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài, công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ,…kịp thời thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là những vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh gây thất thoát, thua lỗ lớn và bức xúc trong xã hội. Đôn đốc việc thực hiện kết luận, chỉ đạo sau thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:
- Thực hiện công tác xác minh tài sản, thu nhập quý I/2023.
- Thực hiện kiểm tra các tổ chức khu vực ngoài nhà nước quý IV/2023.
4. Công tác xây dựng ngành
Tập trung triển khai Luật Thanh tra (sửa đổi) sau khi được ban hành; thường xuyên cập nhật những vướng mắc, khó khăn kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện các quy định pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, chú trọng các quy định về tăng cường trách nhiệm và kỷ cương, kỷ luật. Nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức và Nhân dân, góp phần thúc đẩy hiệu quả công tác của ngành Thanh tra.
Thanh tra các cấp, các ngành tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 vế tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, trong đó chú trọng xây dựng tổ chức bộ máy, đào tạo, thực hiện chế độ, chính sách để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ.
Thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/9/2014 của Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; việc luân chuyển, chuyển đổi vị trí, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải đảm bảo tính ổn định (tương đối), có sự kế thừa, chất lượng đội ngũ cán bộ Thanh tra.
Hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh.
Điều 2. Chánh Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này, báo cáo kết quả về UBND tỉnh theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố  chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây