Kết quả thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp mang tính đột phá về Chuyển đổi số năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2023

Thứ năm - 19/01/2023 09:34 463 0
Ban chỉ đạo chuyển đổi số báo cáo kết quả thực hiện những nhiệm vụ đột phá về chuyển đổi số năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2023 như sau:
I.  KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2022
1.  Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm GSĐH tập trung
a) Một số kết quả đạt được: Các ngành, địa phương tập trung thực hiện liên thông, tích hợp dữ liệu hiện có phục vụ chỉ đạo điều hành tại trung trung tâm GSĐH tập trung như sau:
-  Liên thông tất cả các CSDL Quốc gia, CSDL ngành, lĩnh vực do các cơ quan ở Trung ương chia sẻ qua trục NGSP về trục LGSP của tỉnh. Đảm bảo 100% dữ liệu của tỉnh, của Trung ương phải chỉa sẻ qua trục LGSP.
Kết quả: Hiện tại các hệ thống CSDL quốc gia, CSDL ngành, lĩnh vực do các cơ quan ở Trung ương chia sẻ qua trục NGSP đã được kết về trục LGSP của tỉnh để phục vụ việc khai thác trực tiếp hoặc liên thông dữ liệu với các hệ thống của tỉnh gồm dữ liệu VNPost, hộ tịch, tư pháp, liên thông văn bản (vbdlis), văn bản pháp luật, đăng ký kinh doanh.
Đối với CSDL quốc gia về dân cư, đã phối hợp Tổ Công tác của Bộ Công an thực hiện rà soát, đánh giá an toàn thông tin và đã thực hiện hiệu chỉnh hệ thống theo khuyến nghị của Tổ công tác đồng thời đã có văn bản báo cáo, đề nghị cho kết nối. Đang chờ Bộ Công an cho phép kết nối.
- Tích hợp các nguồn dữ liệu hiện có của địa phương về trung tâm GSĐH. Ưu tiên dữ liệu thu chi ngân sách; dữ liệu đầu tư công; dữ liệu môi trường; dữ liệu quy hoạch; dữ liệu đất đai,...
Kết quả: Đã tích hợp một số dữ liệu gồm Quản lý Thu/chi ngân sách, đầu tư công, hành chính công, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, số liệu ngành giáo dục, ngành y tế, quan trắc môi trường, giám sát an toàn thông tin.
- Xây dựng bảng tổng hợp dữ liệu chỉ đạo, điều hành (dashboard) tích hợp trên ứng dụng Tây Ninh Smart phục vụ cho lãnh đạo tỉnh.
Kết quả: Đã thực hiện và đang thử nghiệm trên ứng dụng Tây Ninh Smart.
b) Đánh giá:
- Mặt được: Một số thủ trưởng Sở, ban, ngành tỉnh có quan tâm đến việc chỉ đạo xây dựng dữ liệu ngành, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tích hợp lên IOC của tỉnh và thường xuyên theo dõi, đánh giá dữ liệu để đảm bảo dữ liệu là chính xác. Qua đó góp phần phục vụ cho sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh.
- Mặt chưa được: vẫn còn một số dữ liệu chưa được kiểm tra để đảm bảo tính chính xác, thời gian cập nhật dữ liệu  còn chậm (cập nhật thủ công hoặc việc kết nối các API chưa đảm bảo theo thời gian thực), một số ngành chưa chủ động đề xuất việc tích hợp dữ liệu lên IOC, cơ sở dữ liệu của tỉnh nhưng đơn vị tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về kỹ thuật kết nối vẫn chưa đảm bảo…
2.  Đột phá về cung cấp DVC trực tuyến mức độ 4
a) Kết quả:
- Đánh giá lại các DVC trực tuyến toàn trình để tham mưu UBND tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế. Đảm bảo 100% DVC đáp ứng đủ điều kiện đưa lên dịch vụ công toàn trình.
Kết quả: Hiện tại đã tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia 1043 thủ tục mức độ 3,4. Văn phòng UBND tỉnh đang phối hợp với các ngành thực hiện rà soát đánh giá lại việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình để có điều chỉnh phù hợp.
-  Tăng tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến toàn trình:
Kết quả: Hiện tại hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cho việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, đã tổ chức hướng dẫn các ngành cách thức sử dụng để cải thiện chỉ số này. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp (22,41%)
b) Đánh giá:
Mặt được: Một số sở, ngành, đơn vị, địa phương đã có sự quan tâm đến việc thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đã tổ chức các tổ, đội hỗ trợ người dân nộp hồ sơ trực tuyến, thí điểm nhận hồ sơ trực tuyến một số TTHC đủ điều kiện, một số ngày trong tuần đề người dân quen dần với việc nộp hồ sơ trực tuyến.
Mặt chưa được: Hầu hết các Sở, ngành còn lúng túng trong việc xác định thế nào là xử lý hoàn toàn trực tuyến như chỉ nộp trực tuyến các giấy tờ chính hay phải đưa lên xử lý trực tuyến tất cả hồ sơ trong bộ TTHC.
3.  Đột phá về xây dựng nền tảng đô thị thông minh, làng xã thông minh
a) Kết quả: Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Đề án thí điểm chuyển đổi số và xây dựng thị xã Hòa Thành trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2087/QĐ-UBND ngày 12/10/2022).
b) Đánh giá:
Mặt được: Thị xã Hòa Thành đã tích cực nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện và trình các ngành góp ý, thẩm định và đã trình UBND tỉnh quyết định ban hành đề án.
Mặt chưa được: Việc triển khai đề án, xác định nhiệm vụ xây dựng làng xã thông minh điểm còn chậm; Thành phố Tây Ninh còn chậm trong việc hoàn thiện và trình UBND tỉnh phê duyệt đề án thí điểm chuyển đổi số và xây dựng Thành phố Tây Ninh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030.
4.  Xây dựng kế hoạch thúc đẩy tăng điểm chỉ số DTI
- Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch số 3892/KH-UBND, ngày 10/11/2022 về Thúc đẩy nâng cao các chỉ số Chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh đến năm 2025.
- Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh ban hành hướng dẫn số 1883/HD-BCĐCĐS, ngày 7/12/2022 về hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch thúc đẩy nâng cao các chỉ số DTI đến năm 2025, xác định rõ nhiệm vụ, cách tính điểm các chỉ số DTI để các cơ quan, đơn vị có cơ sở thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp được giao.
II.  PHƯƠNG HƯỚNG NĂM 2023
1.  Đột phá trong việc xây dựng, tích hợp, khai thác, chia sẻ cơ sở dữ liệu ngành, CSDL quốc gia, mở dữ liệu.
a) Đưa tất cả dữ liệu các sở, ngành, địa phương lên IOC và ứng dụng Tây Ninh Smart, phân quyền khai thác sử dụng cho lãnh đạo tỉnh và các đơn vị liên quan, đảm bảo dữ liệu phải “đúng, đủ, sạch, sống” để phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành, địa phương. Tập trung vào cơ sở dữ liệu đất đai, CSDL quy hoạch, quy hoạch đô thị,…
Đơn vị chủ trì: Các Sở, ngành, địa phương đề xuất và cung cấp CSDL; Sở Thông tin và Truyền thông tích hợp lên IOC và phân quyền truy cập.
Thời gian: Quý I, II/2023
b)  Công bố danh mục dữ liệu mở của tỉnh, mở công khai các dữ liệu theo quy định được công khai để người dân, doanh nghiệp được khai thác sử dụng.
Đơn vị chủ trì: Các Sở, ngành, địa phương đề xuất và cung cấp CSDL; Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp và tham mưu ban hành và tổ chức thực hiện.
Thời gian: Quý III, IV/2023
c)  Triển khai giải pháp khai thác hiệu quả CSDL quốc gia và CSDL các ngành ở Trung ương chia sẻ. Hoàn thành việc tích hợp vào các biểu mẫu E-form trên cổng dịch vụ công của tỉnh.
Đơn vị chủ trì: Các Sở, ngành, địa phương đề xuất và cung cấp CSDL; Sở Thông tin và Truyền thông tích hợp vào E-form.
Thời gian: Theo lộ trình triển khai chia sẻ của các Bộ, ngành ở Trung ương.
2.  Đột phá trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
a) 100% TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp toàn trình.
Đơn vị chủ trì: Văn phòng UBND tỉnh.
Đơn vị phối hợp: Sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương
Thời gian: Quý I/2023 sẽ công bố danh mục dịch vụ công toàn trình
b) Hoàn thành việc tích hợp DVC trực tuyến lên Cổng dịch vụ công Quốc gia
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông
Đơn vị phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh.
Thời gian: Quý I, II/2023
c) Nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến xử lý trực tuyến toàn trình (tối thiểu 60%)
Đơn vị chủ trì: Văn phòng UBND tỉnh.
Đơn vị phối hợp: Sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương.
Thời gian: Năm 2023
3.  Đột phá trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các tiện ích, số và dịch vụ công trực tuyến của chính quyền.
a) 100% bộ phận giải quyết TTHC cấp xã, cấp huyện và Trung tâm Hành chính công tỉnh có bộ phận hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến và các tiện ích trực tuyến
Đơn vị chủ trì: Văn phòng UBND tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã.
Đơn vị phối hợp: Sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương
Thời gian: Năm 2023
b) 100% tổ công nghệ số cộng đồng được tập huấn, hướng dẫn trực tiếp các kỹ năng sử dụng DVC trực tuyến và các tiện ích số của tỉnh
Đơn vị chủ trì: UBND cấp huyện, cấp xã.
Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp VT-CNTT và các sở, ngành liên quan
Thời gian: Năm 2023
c) 100% học sinh PTTH trên địa bàn tỉnh được phổ biến, hướng dẫn trực tiếp các kỹ năng sử dụng DVC trực tuyến và các tiện ích số của tỉnh.
Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.
Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp VT-CNTT và các sở, ngành liên quan
Thời gian: Năm 2023
Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện một số nhiệm vụ đột phá về chuyển đổi số năm 2022 và một số nhiệm vụ, giải pháp đột phá trong năm 2023.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây