Kế hoạch - Ứng phó tai nạn Giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng

Thứ năm - 19/07/2018 23:00 260 0

Kế hoạch - Ứng phó tai nạn Giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng

kh-uptntt.png


- Thực hiện Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Quyết định số 1304/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Công văn số 2495/TCĐBVN-ATGT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc xây dựng kế hoạch ứng phó tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng,

- Sở Giao thông vận tải Tây Ninh xây dựng kế hoạch ứng phó tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:

- Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/03/2017 của chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Có phương án chủ động ứng phó kịp thời; đảm bảo chỉ huy thống nhất; sẵn sàng nhân lực, phương tiện và thiết bị cứu hộ, cứu nạn nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên đường bộ gây ra.

- Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị; phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn; nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành xử lý tình huống tại chỗ khi có tai nạn giao thông trên đường bộ đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn.


2. Yêu cầu:

- Thông tin về sự cố tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên đường bộ và tìm kiếm cứu nạn phải được thông báo nhanh chóng, kịp thời.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành và các lực lượng tham gia công tác ứng phó cứu hộ và tìm kiếm, cứu nạn.

- Thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư phương tiện và kinh phí tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh; đối phó kịp thời; khắc phục khẩn trương và có hiệu quả). Ưu tiên hoạt động cứu người trước, cứu tài sản sau và bảo vệ môi trường khi có tình huống xảy ra.

- Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông, các công trình, phương tiện hoạt động trên phạm vi khu vực được ứng phó, hạn chế mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn gây ra.


II. NỘI DUNG:
1. Công tác chỉ đạo phòng ngừa::

- Tổ chức phổ biến, quán triệt cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động trong ngành nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác ứng phó khi xảy ra sự cố tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên đường bộ thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.

- Tăng cường công tác quản lý, bảo trì sửa chữa đường bộ nhằm đảm bảo phương tiện lưu thông êm thuận, rà soát, sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống báo hiệu đường bộ để các phương tiện tham gia giao thông chủ động, lường trước các nguy hiểm, xử lý kịp thời tránh các sự cố gây ra tai nạn giao thông.

- Thường xuyên kiểm tra, nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện, đảm bảo an toàn kỹ thuật của các phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ.

- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời các thông tin để có phương án ứng phó kịp thời khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ.


2. Cơ cấu tổ chức, công tác triển khai và khắc phục hậu quả:
a) Cơ cấu tổ chức:

- Cơ quan chỉ đạo: Sở Giao thông vận tải chỉ đạo thống nhất trong ngành trên cơ sở chỉ đạo chung của Ban An toàn giao thông và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh.

- Chỉ huy hiện trường: Giám đốc Sở và Phó Giám đốc Sở phụ trách an toàn giao thông.

- Đơn vị thực hiện: Các phòng, ban, đơn vị trong ngành GTVT.

- Đơn vị phối hợp: Công an, Y tế, Ban ATGT, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh.


b) Công tác triển khai:

- Khi nhận được thông tin xảy ra tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh, các đơn vị báo cáo ngay cho Giám đốc và Phó Giám đốc Sở GTVT (chỉ huy hiện trường) về lý trình, tuyến đường, loại phương tiện, thời gian và địa bàn xảy ra tai nạn. Cùng với việc triển khai công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn của ngành, Sở GTVT báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh-Trưởng ban An toàn giao thông tỉnh, đồng thời báo cáo ngay cho Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh; phối hợp Công an tỉnh, Sở Y tế, các sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương để thực hiện.

- Huy động lực lượng Thanh tra giao thông đến hiện trường phối hợp với Cảnh sát giao thông, các lực lượng chức năng có liên quan tổ chức phân luồng, đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt, hạn chế thấp nhất thời gian ách tắt giao thông tại khu vực xảy ra tai nạn, phục vụ công tác cứu hộ và thực thi pháp luật.

- Huy động máy móc, phương tiện, trang thiết bị của ngành, địa phương, các nhà thầu đang thi công trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất việc cứu hộ, cứu nạn.


c) Khắc phục hậu quả:

- Phối hợp cơ quan Y tế thực hiện ngay việc cấp cứu người; sau khi cơ quan chức năng thu thập đầy đủ thông tin ban đầu để phục vụ điều tra nguyên nhân tai nạn, kịp thời di chuyển phương tiện bị nạn ra khỏi khu vực để đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian sớm nhất, bố trí phương tiện sang tải hành khách, hàng hóa (nếu có).

- Tiến hành sửa chữa lại công trình đường bộ, hệ thống báo hiệu do tai nạn làm hư hỏng.

- Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, Ban Giám đốc Sở báo cáo Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Ban ATGT tỉnh, Bộ GTVT để huy động lực lượng, phương tiện của tỉnh, bộ, các ngành khác phối hợp tham gia cứu nạn.


III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Ban Giám đốc Sở
:

- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trong ngành có kế hoạch chuẩn bị ứng phó, xử lý kịp thời đối với các vụ tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn.

- Kiểm tra đôn đốc các đơn vị tổ chức chỉ đạo việc giải quyết khắc phục hậu quả do tai nạn đường bộ đặc biệt nghiêm trọng gây ra, phục vụ, ứng cứu kịp thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, chỉ đạo điều hành phân luồng giao thông, đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt.

- Tổng hợp báo cáo UBND, Ban ATGT và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh về diễn biến tình hình đảm bảo giao thông và các biện pháp khắc phục hậu quả.


2. Phòng KH-TC-QLKCHTGT và Phòng Quản lý CLCT:

- Phòng KH-TC-QLKCHTGT chủ trì phối hợp với phòng Quản lý CLCT, các đơn vị quản lý đường bộ kiểm tra, đề xuất giải pháp sửa chữa hư hỏng các công trình đường bộ trên các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý khi xảy ra sự cố tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng (sập cầu, cống, sụt lở đường, lở đất,...).

- Chỉ đạo các nhà thầu thi công trên những tuyến đường đang khai thác chuẩn bị thiết bị, máy thi công, nhân lực sẵn sàng ứng cứu, đảm bảo giao thông khi có sự cố về cầu, đường gây ra theo yêu cầu, điều động của cơ quan quản lý đường bộ hoặc chính quyền địa phương nhằm hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại về người và tài sản.

- Chủ trì, phối hợp với các phòng ban, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất kinh phí phục vụ công tác khắc phục các sự cố do tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trên đường bộ gây ra làm ảnh hưởng đến các công trình giao thông trên các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý.


3. Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái:

Chủ trì phối hợp với phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện, phòng Quản lý đô thị thành phố, Công ty cổ phần đăng kiểm Tây Ninh, các đơn vị vận tải kiểm tra, thống kê chính xác số lượng, chủng loại các phương tiện vận tải đường bộ trên địa bàn quản lý và có phương án huy động phương tiện khi cần phải huy động để phục vụ cứu hộ, cứu nạn.


4. Văn phòng Ban an toàn giao thông:

- Kịp thời tiếp nhận, báo cáo tình hình xảy ra tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng lên cấp trên để chỉ đạo và có phương án giải quyết.

- Khi có xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, chủ động liên hệ các ngành chức năng, các đơn vị liên quan kịp thời hỗ trợ thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo ATGT,....


5. Thanh tra Sở:

- Huy động lực lượng Thanh tra chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị lực lượng chức năng khác trong công tác điều hành, phân luồng giao thông, tham gia đảm bảo an ninh trật tự an toàn giao thông trong khu vực.

- Phối hợp với chính quyền địa phương để kịp thời sơ tán nhân dân, phương tiện đến các khu vực an toàn khi có sự cố xảy ra.

- Duy tri việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, các nhân về trật tự, an toàn giao thông qua đường dây nóng 24/24 giờ; phối hợp với các phòng ban, đơn vị liên quan giải quyết theo quy định của pháp luật.


6. Đơn vị quản lý đường bộ:

- Tăng cường công tác tuần đường, duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, kịp thời phát hiện những yếu tố gây mất an toàn giao thông; tổ chức thanh thải các chướng ngại vật, đảm bảo giao thông; đồng thời lập phương án phân luồng hướng dẫn giao thông và giải quyết các sự cố, tình huống phát sinh, đặc biệt là các sự cố, tình huống do tai nạn giao thông và sự cố cầu đường gây ra nhằm đảm bảo giao thông được an toàn và thông suốt.

- Khi phát hiện nguy cơ có thể xảy ra sạt lở đường, đất, sập cầu, cống,... gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông, cần bổ sung kịp thời biển cảnh báo nguy hiểm, cử người ứng trực, huy động nhân lực, tập trung trang thiết bị, vật tư, vật liệu để sẳn sàng ứng phó; kịp thời di chuyển cây đỗ, phân luồng phương tiện hoặc hạn chế phương tiện qua lại để đảm bảo an toàn.

- Triển khai thực hiện các phương án phòng chống tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên đường bộ nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Gia cố, sửa chữa ngay tại các vị trí khu vực công trình đường bộ xảy ra sự cố để giảm nhẹ thiệt hại nhằm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông. Trường hợp sự cố xảy ra ngoài khả năng của đơn vị mình thì ngoài việc cố gắng khắc phục, cứu hộ để chống hư hại thêm cho công trình phải kịp thời báo cáo, đề xuất về Sở để có hướng chỉ đạo.


7. Công ty cổ phần đăng kiểm Tây Ninh:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong quá trình thực thi công vụ về đăng kiểm phương tiện. Kiên quyết không cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho những phương tiện không đủ tiêu chuẩn để tham gia lưu thông trên đường; hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản gây ra do tai nạn giao thông đường bộ có liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm phương tiện.


IV. THÔNG TIN LIÊN LẠC:

 STT Họ và Tên Đơn vị Số điện thoại
1 Nguyễn Tấn Tài Giám đốc Sở GTVT 0913.884028
2 Lê Văn Đúng Phó Giám đốc Sở GTVT 0913.955412
3 Đặng Diễm Phúc Chánh Thanh tra Sở GTVT 0919.808357
4 Lý Văn Gì Chánh VP Ban ATGT 0913.987123
5 Võ Huy Thông TP. KH-TC-QLKCHTGT 0918.622091
6 Lại Hoàng Phương PTP. QLCLCT 0918.332335
7 Hồ Ngọc Thới TP. QLVT, PT&NL 0918.772947
8 Đặng Hoàng Chương Giám đốc Ban QLDA 0989.170028

- Trên đây là Kế hoạch ứng phó tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng của Sở Giao thông vận tải, yêu cầu các phòng, ban, đơn vị có liên quan nghiêm túc thực hiện./.

- Toàn văn Kế hoạch ứng phó ...:KE HOACH_UNG PHO TAI NAN GIAO THONG_7_2018_Signed.pdf

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây