1. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động về tầm quan trọng của việc thực hiện và tham gia đánh giá các tiêu chí của chỉ số PAPI. Đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp bám sát báo cáo số 3369/BC-VP ngày 19/4/2023 của Văn phòng UBND tỉnh về kết quả xếp hạng, phân tích hạn chế chỉ số PAPI của tỉnh Tây Ninh 2022. Triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023.
2. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa cấp uỷ với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp định kỳ tổ chức sơ kết thực hiện công tác dân vận; đổi mới nội dung, phương pháp nâng cao chất lượng hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với các tổ chức chính trị - xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở, các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện QCDC.
3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở) phát huy quyền làm chủ thật sự của người lao động trên tất cả các lĩnh vực, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các thành viên Ban Chỉ đạo và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch năm. Tham mưu cấp uỷ chương trình kiểm tra, giám sát về QCDC và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024.
4. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức không gương mẫu, vi phạm quy chế dân chủ ở cơ sở, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng nhiều mô hình mới, cách làm hay trên tất cả các lĩnh vực, biểu dương, khen thưởng kịp thời gương người tốt, việc tốt, điển hình dân vận khéo để động viên, khuyến khích, tạo lan toả tích cực.