Vị trí, chức năng, phạm vi quản lý, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị Cảng vụ đường thủy nội địa Tây Ninh

Thứ sáu - 10/06/2016 17:00 243 0

Vị trí, chức năng, phạm vi quản lý, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị Cảng vụ đường thủy nội địa Tây Ninh

Thực hiện Công văn số 250/STTTT- TTCNTT ngày 04 tháng 5 năm 2016 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Cảng vụ đường thủy nội địa Tây Ninh cung cấp một số thông tin như sau:

unnamed.jpg


1. Vị trí, chức năng

Căn cứ Quyết định số 805/QĐ-UBND ngày 04/05/2010 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc thành lập Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Tây Ninh; Quyết định số 296/QĐ-SGTVT ngày 21/06/2013 của Sở Giao thông vận tải ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải; Thông tư số 83/2015/TT-BGTVT ngày 30/12/2015 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa.

Cảng vụ đường thủy nội địa là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải Tây Ninh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại các cảng, bến thủy nội địa nhằm bảo đảm việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và bảo vệ môi trường.

2. Phạm vi quản lý

Hiện nay, Cảng vụ đường thủy nội địa tổ chức quản lý 54 bến thủy nội địa trên các tuyến sông, kênh, rạch và đất bán ngập Hồ Dầu Tiếng- Phước Hòa với tổng chiều dài khoảng 169,613 km.

2.1. Tuyến sông  

- Sông Vàm cỏ Đông: Bắt nguồn từ thượng lưu Campuchia đến ranh giới địa phận Long An với tổng chiều dài 101km. Trong đó đơn vị quản lý từ thượng lưu Campuchia đến Cảng Bến Kéo với chiều dài 52km, Có 22 bến thủy hoạt động (Lạc Hồng, Tiến Triển, Phước Vinh, Băng Dung, Khải Khải Vân 1, Khải Khải Vân 2, Tân Phước Hưng, Nhà máy Tanimix, Quang Trung, Kho cát và than bùn Trí Bình, Long Thái Hòa, Trí Bình, Tân Thái Hòa, Thu Phát, Tiến Thành, Viết Chánh, Phú Quốc, Thành Hưng, Hùng Hiệp Phát, Anh Thông, Vạn Phúc, Gò Chai). 

- Sông Sài Gòn: Từ chân đập chính về phía hạ lưu 03 km (không có bến thủy hoạt động).

2.2. Các kênh, rạch và đất bán ngập

Cảng vụ đường thủy nội địa tổ chức quản lý 32 bến thủy nội địa, nằm rãi rác trên 11 kênh, rạch, suối và đất bán ngập thuộc phạm vị quản lý. Với tổng chiều dài khoảng 115,613 km và khu vực đất bán ngập Hồ Dầu Tiếng- Phước Hòa.

2.2.1) Rạch Tây Ninh: Bắt nguồn từ hạ lưu ra sông Vàm Cỏ Đông với tổng chiều dài 10 km. Có 05 bến thủy hoạt động gồm: Bến (Nguyễn Huynh, Thanh Hoàng Phúc, Ngọc Lợi, Tây Nguyên, Hoàng Dung)

2.2.2) Rạch Vàm Bảo: Bắt đầu từ ranh giới Campuchia qua địa phận các xã Long Thuận, Tiên Thuận, Long Khánh, Long Giang huyện Bến Cầu ra sông Vàm Cỏ Đông, với tổng chiều dài 4,113 km. Có 01 bến thủy hoạt động gồm: Bến Long Giang.

2.2.3) Rạch Đường Cộ: Thuộc ấp B, xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu ra sông Vàm Cỏ Đông, với chiều khoảng 04 km. Có 01 bến thủy hoạt động gồm: Bến Đường Cộ.

2.2.4) Rạch Tà Bang: Từ hạ lưu Cầu Tà Bang ra sông Vàm Cỏ Đông, với tổng chiều dài khoảng 01 km. Có 02 bến thủy hoạt động gồm: Bến (Hữu Tài, An Thạnh)

2.2.5) Rạch Bến Đình: Thuộc ấp Bến Đình, xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu ra sông Vàm Cỏ Đông, với tổng chiều dài 0,5 km. Có 01 bến thủy hoạt động gồm: Bến Phát Đạt.

2.2.6) Rạch Bàu Nâu: Thuộc ấp Bông Trang, xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu ra sông Vàm Cỏ Đông, với tổng chiều dài khoảng 1,5 km. Có 01 bến thủy hoạt động gồm: Bến Cầu Bàu Nâu.

2.2.7) Rạch Đá Hàng: Từ hạ lưu Cầu Đá Hàng ra sông Vàm Cỏ Đông, với tổng chiều dài 02 km. Có 02 bến thủy hoạt động gồm: Bến (Tấn Lộc, Cầu Đá Hàng).

2.2.8) Rạch Rạch Sơn: Từ chân cầu Rạch Sơn ra sông Vàm Cỏ Đông. Có 01 bến thủy hoạt động gồm: Bến Hiệp Nhơn.

2.2.9) Rạch Trảng Bàng: Từ hạ lưu cầu ấp Bình Tranh đổ ra sông Vàm Cỏ Đông với tổng chiều dài 10,05 km. Có 06 bến thủy hoạt động gồm: Bến (Rico, Rạch Bình Thủy, Cầu Hàng, Phú Lâm, Bến xu, Tín Thành). 

2.2.10) Khu vực đất bán ngập Hồ Dầu Tiếng- Phước Hòa : Có 07 bến thủy hoạt động gồm: Bến (K1, K9, Phú Quân, Tân Hưng, Tha La, Trung Giang, Huy Thiện).

2.2.11) Suối Tha La: Từ cầu Tha La trở về thượng nguồn thuộc huyện Tân Châu  với tổng chiều dài khoảng 30 km. Có 04 bến thủy hoạt động gồm: Bến (Cát Giang, Hải Hà 1, Hải Hà 2, Việt Úc).

2.2.12) Rạch Cái Bắc: Thuộc xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên. Có 01 bến thủy hoạt động gồm: Bến Năm Chỉ.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại các cảng, bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của đơn vị;

Quy định nơi neo đậu cho phương tiện thủy nội địa trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa;

Tiếp nhận và thông báo tình hình luồng, tuyến cho phương tiện thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa;

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, an ninh và bảo vệ môi tr­ường của ph­ương tiện thủy nội địa; kiểm tra giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và ng­ười lái phư­ơng tiện; cấp phép cho ph­ương tiện thủy nội địa ra, vào cảng, bến thủy nội địa;

Tuyên truyền phổ biến và kiểm tra, kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải tại khu vực cảng, bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý;

Theo dõi, giám sát việc xếp hàng hóa lên phương tiện trong vùng đất, vùng nước cảng, bến thủy nội địa;

Chủ trì, phối hợp hoạt động với các cơ quan quản lý nhà nư­ớc khác thực hiện công tác bảo đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong khu vực cảng, bến thủy nội địa;

Tổ chức tìm kiếm, cứu người, hàng hóa, phương tiện thủy nội địa bị nạn trong vùng nước bến thủy nội địa;

Huy động phương tiện, thiết bị, nhân lực trong khu vực cảng, bến thủy nội địa để tham gia cứu người, hàng hóa, phương tiện thủy nội địa trong trường hợp khẩn cấp và xử lý ô nhiễm môi trường trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa;

Chủ trì kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại cảng, bến và các phương tiện thủy nội địa hoạt động trong vùng nước Cảng vụ đường thủy nội địa quản lý; tham gia lập biên bản, kết luận nguyên nhân tai nạn, sự cố xảy ra trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa; yêu cầu các bên liên quan khắc phục hậu quả tai nạn;

Thẩm định hồ sơ đánh giá an ninh cảng thủy nội địa, thẩm định kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa; thực hiện xác nhận trình báo đường thủy nội địa;

Hướng dẫn chủ đầu tư cảng, bến thủy nội địa hoặc người thuê khai thác cảng, bến thủy nội địa trong quá trình hoạt động phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

Thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Giám sát việc khai thác, sử dụng cảng, bến bảo đảm an toàn; yêu cầu tổ chức cá nhân khai thác cảng, bến thủy nội địa tạm ngừng khai thác cảng hoặc kiến nghị đình chỉ hoạt động bến khi xét thấy có ảnh h­ưởng đến an toàn cho người, phương tiện hoặc công trình;

Kiểm tra điều kiện an toàn đối với cảng, bến, luồng, báo hiệu và các công trình khác có liên quan trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa; khi phát hiện có dấu hiệu mất an toàn phải thông báo cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lý kịp thời;

Không cho ph­ương tiện thủy nội địa ra, vào cảng, bến thủy nội địa khi cảng, bến hoặc ph­ương tiện thủy nội địa không bảo đảm điều kiện an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường hoặc cảng, bến thủy nội địa không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật;

Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Thực hiện những nhiệm vụ khác do Cục tr­ưởng Cục Đư­ờng thuỷ nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải giao.

Trên đây là thông tin Cảng vụ đường thủy nội địa cung cấp cho Sở Giao thông vận tải Tây Ninh xem xét./.

 

Nơi nhận:

- Sở GTVT;                                                                                    

- Lưu: VT, TCHC.

 

Giám đốc

 

 

 

 

Diệp Thành Chung

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây